Dù chỉ một lần đến với Bình Thuận, bất cứ ai cũng không thể quên những ấn tượng về con người nơi đây. Từ đầu thế kỉ XVIII trở đi, trên địa bàn Bình Thuận có mặt ngày càng đông đồng bào từ miệt ngoài kéo vào. Vào lúc bấy giờ ngoài số nông dân tự ra đi để tìm nới sinh sống và chốn làm ăn thì số ở nhà lại được cho khai khẩn đất hoang và rất nhiều lần bì đày và đách đập không thương tiếc để tạo nên mảnh đất Bình Thuận ngày hôm nay.
Có thể hiểu được khá chính xác gốc gác của đồng bào tỉnh Bình Thuận vốn là dân tứ xứ nhiều vùng tụ về. Có mặt sớm và đông hơn cả là người ở Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên giỏi nghề làm ruộng, làm biển và nhiều nghề thủ công khác. Kế đó là các nhóm ngư dân lâu đời Thanh Hóa và nhất là Quảng Bình (mà bà con được quen gọi là dân “nốc câu” hay “bồ lô”), đã rất nhiều lần mạo hiểm tính mạng vượt ngàn con sóng và thấy mản đất này hiền hòa chứ khống khắc nghiệt như người ta nói, và cuối cùng từng đoàn di cứ với vợ con, đồ đạc của mình đến đây định cư trên các dãy nhà chồ dọc cửa sông để hằng ngày đánh bắt hải sản. Cộng đồng cư dân bình Thuận vào vì xuất phát từ nhiều đọa phương khác nhau nên hình thành nhiều các sống khác nhau và có một sự cách biệt.Nhưng trong quá trình sống đã giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên một tập thể gần gũi sông với nhau chan hòa, tình làng nghĩa xóm vì thế mà làng, xã ra đời. Qua cuộc sống thường ngày, con người Bình Thuận từ thời trước đã lộ rõ các tính cách đáng nêu:
Cùng chung hoàn cảnh tha phương cầu thực nên quan hệ giữa người với nhau trước sau luôn sống tình nghĩa và mỗi khi ai gặp khó khăn đều cưu mang và giúp đỡ những người khốn khó. Được thiên nhiên ưu đã, con người quen sống rộng rãi,hào phóng và không bao giờ tính toán thiệt hơn , càng ghét tranh chấp nhỏ nhặt, luôn cởi mở, chân tình và bao dung, độ lượng. Con người Bình Thuận giản dị, thẳng thắn, bộc trực. Nhưng bên cạnh đó, họ luôn mạnh mẽ vươn lên. Những tính cách tốt đẹp nói trên của người dân Bình Thuận vẫn được giữ gìn, phát huy ở các thế hệ nối tiếp dù khó tránh được những tác động, biến đổi của của hoàn cảnh tự nhiên và xã hội qua nhiều thế kỉ.
Một điểm rất lí thú khi đến nơi đây là khi được lắng nghe và tìm hiểu một giọng nói gần như riêng biệt chỉ của con người Bình Thuận. Xuất phát từ nhiều gốc gác khác nhau cho nên vì thế mà giọng nói của người Bình Thuận đa mau sắc và đa loại giọng. Trong cái sự đa dạng về giọng nói địa phương đã có sự pha trộn giữa giọng của người dân của Bình Thuận cũ . Từ đây mà hình thành một giọng nói đặc biệt từ cấu trúc, âm ngũ và từ ngữ hoàn toàn mới và không còn giống miền Trung nữa.. Giọng nói ở nơi đây trở nên uyển chuyển hơn, mềm mại và đã bỏ những gì thô cứng, cộc cằn của xử sở miền Trung mang lại. Đã hình thành một thương hiệu riêng một nét đặc trung cho tỉnh Bình Thuận.