5 dân tộc chính của Hà Giang

5 dân tộc chính của Hà Giang

Danh mục: Cẩm nang du lịch - Ngày đăng: 21-10-2015 - Lượt xem: 901

Bản sắc văn hoá của những dân tộc ở Hà Giang cụ thể là những nét đẹp ứng xử, trang phục ... của 5 tộc người chính tại đây.

1/ Người Mông

Người Mông ở Hà Giang gồm 2 nhóm là Mông trắng và Mông hoa. Dân tộc Mông nơi đây nổi tiếng với canh tác theo nương đá để trồng ngô, lúa và những loại hoa màu khác. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Mông rất độc đáo được may từ vải thổ cẩm bao gồm một áo cánh, váy, thắt lưng, áo xẻ ngực có yếm lửng và xà cạp,… Váy thường có hình nón cụt và cũng có khi là váy ống khi mặc thì được xếp lại ở hai bên hông. Nhà của người Mông thì được làm bằng chất liệu là đất và có 3 gian, gian ở giữa thờ tổ tiên. Những phong tục tập quán, tin ngưỡng là một kho tàng hết sức đa dạng về văn hoá của người Mông. Các dòng họ của người Mông có cách thờ riêng biệt. Có một số lễ nghi cúng của chính như là cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ với số lượng và nội dung bài cúng, sắp xếp nơi cúng khá là phức tạp. 

2/ Người Dao

Người Dao ở Hà Giang phân ra nhiều loại như là Dao đỏ, Dao tiền, Dao áo dài, Dao lô giang,… Họ đều sống bằng nghề nương rẫy với ruộng bậc thang. Người Dao còn có nhiều nghề thủ công mang một dấu ấn riêng như là rèn đúc đồ trang sức, thêu hoa trên vải bằng sáp ong, … Người Dao ở Hà Giang ở nhà sàn, nhà đất và cũng có thể là nửa nhà sàn nửa nhà đất. Văn hoá tín ngưỡng của ngươi Dao rất phức tạp, thờ cúng và ma thuật là một nét văn hoá độc đáo rất riêng có chiều sâu về văn hoá. 

 

3/ Người Tày

Họ sống bằng nghề trồng lúa nước ở dưới những chân núi ven những con sông hoặc ở nương rẫy. Các nghề thủ công nơi đây khá là phát triển như là nghề sản xuất dụng cụ nông nghiệp, đan lát, làm đồ bằng gốm, đống những vật dụng bằng gỗ,… Nghề dệt vải khá là phát triển với các loại chăn và khăn thổ cẩm được rất nhiều người yêu thích. Nhà của người Tày là những nóc nhà sàn được lợp bằng lá cọ hoặc gianh. Văn hoá tín ngưỡng của người Tày rất đa dạng với những bài cúng tế liên quan đến vòng đời con người, sản xuất, lễ mừng nhà mới,…

 

4/ Người Nùng

Những người Nùng ở Hà Giang có nghề chủ yếu là nghề làm ruộng nước và có kỹ thuật về tưới tiêu, canh tác khá cao. Nghề thủ công của họ cũng khá là đa dạng với nghề rèn, đúc, mộc, dệt,…Người Nùng thường sinh sống ở những thung lũng bên sườn đồi hoặc là ven suối, sông nên chăn nuôi gia súc khá là phát triển. Nhà của họ là nhà sàn khá rộng với gian ngoài dành cho nam giới và thờ cúng tổ tiên, gian trong dành cho nữ giới. Tục cưới hỏi của người Nùng khá là đặc biệt, người cậu bên mẹ của chàng trai có một vai trò hết sức quan trọng là thay mặt gia đình nhà trai đi dạm hỏi và tổ chức những công việc có liên quan đến cưới xin.

 

5/ Người Giáy

Nghề chính của người Giáy là làm nương và trồng lúa nước. Hằng năm cứ vào lễ Roóng pooc là người Giáy lại mở đầu việc làm ruộng. Nghề thủ công rất phát triển với nghề dệt và đan lát từ các loại tre, nứa. Kiến trúc nhà của họ giống với những dân tộc khác là nhà sàn với gian chính giữa dùng để thờ. Những tục lệ đáng chú ý của người Giáy là nếu trong nhà có người chết phải làm ma chay thì con cháu phải kiêng cử ăn thịt, không được vui đùa, không được ngồi ghế và ngủ giường cao. Khi đi đưa đám tang phải đi nhanh gần như chạy vì sợ “bị cướp xác”. Trai, gái đến tuổi lấy vợ lấy chồng thì phải được làm thủ tục xem lá số và xem mệnh nếu hợp mới được lấy. 

Tin liên quan

Khách sạn nổi bật