Rất nhiều người trong chúng ta đã từng ít nhất một lần đến với thành phố du lịch Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Song không phải ai cũng thăm quan được hết tất cả địa danh nổi tiếng ở đây.
Tháp Chàm Poshanư
Cách trung tâm tp.Phan Thiết khoảng 5km về hướng Đông Bắc trên đường xuống khu du lịch Mũi Né bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cụm Tháp đứng sừng sững trầm mặc trên đỉnh đồi, cạnh lầu Ông Hoàng. Đó là Tháp Pôshanư. Đây là cụm tháp qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm của lịch sử vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn vẻ nguyên sơ của nó so với một số cụm tháp khác ở Bình Thuận, như nhóm Tháp Pôdam (Phú Lạc – Tuy Phong); nhóm tháp Bà Châu Rế (Hàm Phú – Hàm Thuận Bắc) …Hiện nay, đang có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian xây dựng tháp, có ý kiến cho rằng tháp được xây dựng giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX, có ý kiến thì cho rằng vào khoảng thế kỷ XV, ý kiến khác lại cho rằng vào khoảng thế kỷ XVI đến XVIII.
Đây là tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Nhóm tháp này gồm 3 tháp và nhiều tháp bị đổ khác nay chỉ còn lại phế tích và nền móng. Ba ngôi tháp hiện còn phân bổ trên 2 tầng đất, quay mặt về hướng đông. Cả ba ngôi tháp đều là tháp vuông nhiều tầng, có niên đại thế kỷ 8, ở phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách kiến trúc Chăm cổ). Có một số yếu tố kiến trúc như cột trụ tròn ở các cửa giả, mi cửa...tương tự như ở các đền tháp Khmer. Nhóm tháp Chàm Pô-Sha-Nư toạ lạc trên một ngọn đồi có tên "Lầu Ông Hoàng", cách thành phố Phan Thiết 6km về phía đông bắc.Hàng năm vào tháng giêng âm lịch, các lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang được tổ chức dưới chân tháp. Nhân dân làm lễ cầu mưa, cầu xin những điều tốt lành. Bên cạnh khu tháp Pô-Sha-Nư là các di tích "Lầu Ông Hoàng", chùa Bửu Sơn, núi Cố nơi có mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông. Tiếp tục cuộc hành trình dọc bãi biển đến đá Ông Địa, biển Mũi Né... du khách sẽ bị lôi cuốn vào bức tranh giàu hương vị biển mặn mà, độc đáo. Nhưng dù được xây dựng vào thời gian nào thì tháp cũng là bằng chứng về sự tài hoa trí tuệ và bàn tay khéo léo của ông cha thuở trước trong nghệ thuật kiến trúc. Cũng như nhiều cụm tháp khác rải rác trên dải đất miền Trung, tháp Pôshanư được xây dựng từ gạch đỏ với một loại chất được kết dính đặc biệt mà nhiều giả thiết hiện nay cho rằng đó là nhựa thực vật. Tháp hình vuông, ba tầng, càng lên phía trên càng nhỏ lại, gồm mặt chính và ba mặt phụ, cửa tháp hình vòm cuốn với nhiều kiểu hoa văn tinh tế và phong phú thuộc phong cách nghệ thuật cùng với nhóm tháp Hoà Lai. Cụm tháp gồm 3 cái, 1 tháp lớn và 2 tháp nhỏ đều quay về hướng Đông, mà theo quan niệm của người Chăm là hướng của các thần linh. Phía trong, chính giữa tháp người ta đặt bệ thờ Linga – Yoni bằng đá trơn, biểu tượng của cơ quan sinh dục nam - nữ, vật linh thiêng nhất trong các đền thờ của những người theo đạo Hin đu.Tháp thờ bà Pôshanư con gái của vua Po Parachanh trị vì vương quốc cổ Champa khoảng vào thế kỷ XIV. Pôshanư là một công chúa có công lớn trong việc tổ chức hướng dẫn nhân dân vùng Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc ngày nay sản xuất nông nghiệp, khai phá đất rừng làm rẫy, trồng lúa nước, trồng bông dệt vải, xây dựng các công trình thuỷ lợi. Bà cũng là người đã định ra nhiều quy tắc trong quan hệ giao tiếp, đối xử tiến bộ trong gia đình và xã hội của triều đình trong thời kỳ đó. Vì thế, ngày nay, đồng bào mỗi khi đến tháp đều cầu xin bà cho sản xuất được mùa, đời sống ấm no, gia đình yên ổn, hạnh phúc.
Trong truyền thuyết dân tộc Chăm, lịch sử ra đời của Tháp gắn liền với chuyện tình đầy hạnh phúc nhưng cũng rất thương đau của công chúa Pôshanư và lãnh chúa Po Sahaniempar. Chuyện kể rằng: Vượt qua bao cấm đoán hà khắc của luật tục tôn giáo Chăm thời bấy giờ. Công chúa Pôshanư đã đem lòng yêu thương và quyết định kết tóc se duyên với lãnh chúa Po Sahaniempar một người theo đạo Hồi giáo ở vùng Ma Lâm. Trong những ngày sống hạnh phúc và đã cùng nhau xuống vùng Phú Hài (Phan Thiết) vận động nhân dân xây tháp trên đồi Bianneh (Mũi Né). Thái tử Podam, em ruột của Pôshanư từ lâu đã không muốn chị mình lấy một người chồng ngoại đạo. Nhân một chuyến hành hương về Ấn Độ của Po Sahaniempar theo luật Hồi giáo, Podam đã bày mưu chia rẻ hai người. Chàng Po Sahaniempar sau thời gian hành hương trở về không thấy vợ ra đón theo lời hẹn ước, cho rằng bà đã phản bội nên từ bỏ ra đi về phía nam, mang theo trong lòng một mối hận. Khi Pôshanư tìm đến để nói lời thanh minh, thì ông đã trao gởi trái tim tình yêu cho nàng Chargo người dân tộc Raglây ở vùng Núi Ông – Tánh Linh. Những năm tháng cuối đời bà Pôshanư đã sống một mình thanh thản tại Bianneh. Người Chăm đời sau tạc tượng Bà và thờ Bà trong tháp. Ngày xưa, hàng năm cứ đến mùa Katê, đồng bào lại tụ về bên tháp thắp hương tưởng niệm và vui chơi, múa hát bên Bà, đón mừng năm mới.Sau năm 1975 đến nay, tháp bà Pôshanư được nhiều lần trùng tu bảo tồn với sự đóng góp công sức và trí tuệ của các chuyên gia trong và ngoài nước và đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hoá. Hiện nay hàng ngày tháp vẫn mở cửa đón du khách thập phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá mà những nghệ nhân và những người thợ xây dựng Chămpa đã mang theo vào cõi vĩnh hằng. Họ cũng đến để tưởng nhớ đến bậc tiền bối đã có công vận động xây dựng tháp, đóng góp vào kho tàng văn hoá Việt Nam một tác phẩm kiến trúc như một bông hoa đẹp: Bà Pôshanư.
Giá từ: 380.000 / đêm
Cách khoảng 1.07 km
Giá từ: 980.000 / đêm
Cách khoảng 1.69 km
Giá từ: 480.000 / đêm
Cách khoảng 2.32 km
Bãi Rạng được nhắc đến như một địa điểm tham quan Phan Thiết kì...
Cách khoảng 0 km
Một chuyến hành trình về với biển, giúp quý khách gạt đi những nỗi...
Cách khoảng 0 km
Đồi Cát Vàng còn gọi là Đồi Cát Bay nằm ở khu phố 5, phường Mũi...
Cách khoảng 0 km
Hòn Ghềnh cách Mũi Né (Bình Thuận) chừng 1 km, là một “thế giới”...
Cách khoảng 0 km
Dinh Vạn Thủy Tú là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Phan Thiết,...
Cách khoảng 0.1 km